Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Những thông tin cần biết trước khi quyết định du học nhật bản

Sau bài đăng về cuộc sống của du học sinh bên Nhật, mình xin đăng tiếp bài cho các bạn muốn du học tìm hiểu, thông tin rất hữu ích, bài này mình vừa đọc trên cộng đồng người Việt tại Nhât.
Các bạn thân mến! Trong thời gian qua có rất nhiều thông tin khác nhau về việc du học Nhật Bản. Mình xin cung cấp cho các bạn một số thông tin để các bạn tham khảo trước khi quyết định cho chính xác. 



Trước hết mình xin nói về nguyên tắc xét visa của nyukan hay cục xuất nhập cảnh: Họ sẽ căn cứ vào lý lịch học tập, kinh nghiệm làm việc, trình độ tiếng Nhật hay quan hệ, động cơ vớI những ngườI có thể giúp các bạn có tư cách lưu trú ở Nhật.

I.Trước hết những bạn thực tập sinh đã hết 3 năm làm việc muốn quay trở lại Nhật:
1. Quay trở lạI Nhật bằng con đường du học: Con đường này đang được các công ty du học quảng bá rộng rãi, tuy nhiên có một số điều họ không nói rõ hoặc bản thân họ cũng không rõ. Khi các bạn đã sang Nhật một lần vớI tư cách thực tập sinh và sang đây du học trường tiếng Nhật khoảng 1.5 năm thì không thể chuyển đổI sang visa lao động ngay được. Các bạn phảI học tiếp lên cao hơn tức sẽ học trường nghề senmon hay học lên đạI học tạI Nhật từ 3 đến 4 năm nữa mớI có thể chuyển sang visa lao động được. Vì sao lạI như vậy? Khi các bạn sang đã sang Nhật vớI tư cách tu nghiệp sinh tức công việc các bạn làm thưởng ở dướI hiện trường hay gia công lạI các bản vẽ đã có sẵn, công việc đó không cần lý lịch học tập và kinh nghiệm nhiều mà chỉ cần học một thờI gian có thể làm được, tính chất công việc như vậy không thể giúp các bạn gia hạn được visa thêm. Và khi bạn về nước và du học trường tiếng ngay thì về lý lịch học tập và kinh nghiệm của bạn vẫn như vậy không được tích lũy thêm, do vậy không thể chuyển sang visa lao động được ngay. Các bạn nên cân nhắc bởI khi học thờI gian dài ít nhất khoảng 4.5 năm như vậy thì chi phí là một vấn đề lớn, chi phí học tập sinh hoạt cuộc sống của các bạn. Các bạn sẽ nguốn hết khoản tích lũy và làm thêm phảI ít nhất 2 ca một ngày may ra mớI đủ trang trảI dù về nguyên tắc chỉ được làm thêm 28 h một tuần nhưng nếu chọn con đường này hầu hết mọI ngườI đều phá rào thờI gian ngủ chỉ được 5 tiếng một ngày. 
Để quay lại Nhật du học trường tiếng bạn cần có trường tiếp nhận và có bằng N4. Cái này quan trọng nhất là cái 履歴書 đã gửi xin在留資格認定証明書 ở Jitco.

2.  Quay trở lạI Nhật bằng con đường kết hôn. Các bạn có thể kết hôn vớI ngườI Nhật, ngườI có visa vĩnh trú và ngườI có thể gia hạn visa đều Ok. Đây là con được dễ nhất và thủ tục cũng nhanh nhất.Trường hợp này các bạn lưu ý khi ly hôn sẽ phảI chuyển đổI thủ tục rất phức tạp sang visa định trú hay lao động nên khi kết hôn vớI ngườI Nhật mà chưa đủ thờI gian để có được visa vĩnh trú không nên ly hôn.

3.    Quay trở lạI Nhật bằng cách vào một công ty Nhật rồI cử sang công ty ở Nhật làm việc một thờI gian: Thông thường visa dạng này là thăm quan thờI gian ở Nhật ngắn chỉ là 3 tháng, 6 tháng,….

4. Quay trở lạI Nhật bằng phương pháp xin làm con nuôi ngườI Nhật: Phương pháp này nghe thì dễ những thực ra lạI là phương pháp khó nhất. Các bạn đã đến tuổI trưởng thành nên hầu như là không thể, cục xuất nhập cảnh sẽ xét động cơ của bạn khi xin làm con nuôi ngườI Nhật. Nếu ngườI Nhật nhận bạn làm con nuôi có đủ khả năng chăm sóc bản thân và họ lạI có con thì tạI sao lạI Nhận bạn làm con nuôi? Cho dù không có con thì tạI sao khi bạn sang Nhật rồI và làm ở đây thì mớI nhận làm con nuôi? Tất cả các kiến giảI trên đều không có một lý do nào có thể phù hợp cho việc ngườI Nhật nhận bạn làm con nuôi cả.
5. Các bạn về nước, học lên đạI học và cố gắng học tiếng Nhật sau đó phỏng vấn công ty Nhật. Các bạn lưu ý cục xuất nhập cảnh họ biết rõ chế độ học ở Việt Nam và họ nắm rõ lý lịch của các bạn nên từ bằng hiện tạI cao nhất các bạn đang giữ học lên đạI học cần bao nhiêu thờI gian họ đều tính toán được.

6.       Về Việt Nam một thời gian sau đó quay trở lại với tư cách tu nghiệp sinh: Trên nguyên tắc thì họ cho phép sau tầm 3 năm về nước có thể quay trở lại Nhật bằng con đường thực tập sinh nhưng trên thực tế khi tham khảo ý kiến bên cục xuất nhập cảnh thì họ nói rằng về nguyên tắc là vậy nhưng khi xét visa thì đều không được? Một lý do sâu xa họ giải thích vì sao chế độ thực tập sinh chỉ có 3 năm mà không dài hơn? Như mình đã nói ở trên vì tính chất công việc của thực tập sinh giống như những người làm dưới hiện trường của Nhật mà lương của Thực tập sinh thấp hơn, nếu kéo dài thời gian 3 năm lên 5 năm hoặc hơn nữa thì các công ty sẽ không tuyển lao động người Nhật khi đó cuộc sống nhiều người Nhật cũng ảnh hưởng.Nên họ sẽ tránh tình trạng tuyển lại tu nghiệp sinh sang Nhật nếu không trau dồi thêm kinh nghiệm và học cao hơn!

7. Con đường sang Nhật làm y tá hay hộ lý chăm sóc những người già,những người không có tự khả năng chăm sóc bản thân. Chế độ này có một điểm khác với tu nghiệp sinh là sau khi hết 3 năm bạn sẽ tham gia một kì thi mà theo đánh giá thì độ khó của tiếng Nhật tronng kì thi đó ngang ngửa với N2, bạn sẽ thi về chuyên ngành chứ không phải năng lực tiếng Nhật nhé! Khi bạn qua được kì thi này và có bằng hộ lý thì bạn vẫn có thể tiếp tục tại nhật và làm việc với tư cách này. Với trường hợp này bạn muốn chuyển việc thì chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác vẫn trong một nghề mà không thể chuyển công việc tính chất khác được. Hiện tại mình biết nhiều người Indonesia và philipine hay có dạng này còn các công ty Việt Nam hầu như chưa có.Các bạn lưu ý nhé khi sang Nhật lần đầu với tư cách hộ lý thì có thể ở lại Nhật làm việc lâu dài nếu bạn qua kì thi tư cách hộ lý nhưng nếu bạn đã qua Nhật với tư cách tu nghiệp sinh muốn quay trở lại Nhật với bằng cách đăng kí làm hộ lý là không thể được.

II.Với các bạn đã tốt nghiệp hết phổ thông sang Nhật du học trường tiếng:
Trường hợp này các bạn cũng phảI học trường tiếng 1.5 năm và học lên cao hơn tức trường nghề senmon hay học đạI học Nhật khoảng 3 đến 4 năm mớI có thể chuyển sang visa lao động làm việc tạI Nhật được. Mong các bạn chú ý những lờI quảng cáo du học tạI nhật sau khi ra trường có việc làm ngay và trong khi học sẽ được giớI thiệu việc vớI mức thu nhập khủng. Chi phí học tập và cuộc sống ở Nhật khiến thờI gian ngủ các bạn sẽ còn rất ít nếu tự mình phảI cáng đáng mọI thứ.

III.Với những bạn đã có bằng đại học ở Việt Nam sang Nhật du học trường tiếng:
1. Trường hợp bạn có bằng đạI học ở Việt Nam, đã có kinh nghiệm làm việc đúng vớI chuyên ngành học tầm 1.5 đến 2 năm ở Việt Nam, và sang Nhật du học trường tiếng. Khi học xong trường tiếng bạn có N2 tức có nikyu thì nếu có công ty nhận bạn làm việc đúng vớI chuyên ngành khả năng chuyển đổI sang visa lao động là 90%. Nếu bạn Chỉ có N3 hoặc không có bằng tiếng Nhật mà chỉ du học trường tiếng không thì phảI chứng mình đầy đủ năng lực tiếng Nhật và có giấy chứng nhận trường Tiếng. Khả năng xin chuyển sang visa lao động sẽ bị giảm khá nhiều.
2. Các bạn có bằng đạI học sau khi tốt nghiệp tự du học trường tiếng ngay, nếu bạn không có N2 và dù chứng minh cẩn thận lý lịch học tập vớI công việc bạn sắp làm thì khả năng xin chuyển từ visa du học sang visa lao động cũng không cao. Nếu không xin được visa các bạn lạI tiếp tục hành trình học lên cao và rất tốn kém.
3. Như vậy nếu các bạn tốt nghiệp đạI học tốt nhất là có công ty Nhật bảo lãnh cho bạn làm việc tạI Nhật và khi đó khả năng xin visa của bạn không có vấn đề gì
4. Lưu ý những bạn có bằng cao đẳng: Nếu các bạn sang đây từ đầu vớI visa lao động có khả năng tự gia hạn visa thì không có vấn đề gì, nhưng nếu đã sang đây theo dạng thực tập sinh thì muốn quay trở lạI Nhật sẽ giống trường hợp đầu tiên ở phần I

*Kết luận:
-Như vậy đối với những bạn có bằng đại học thì con đường tốt nhất là học tiếng nhật chứng 4 tháng ở Vn và phỏng vấn đậu một công ty Nhật để sang Nhật làm việc.Còn nếu hiện thời tình hình phỏng vấn khó khăn có thể đi làm và học thêm tiếng Nhật,sau khoảng 2 năm ở Việt Nam mà vẫn chưa có công ty Nhật nào nhận thì có thể sang đây bằng con đường du học tiêng rồi chuyển visa lao động.
-Với các bạn tốt nghiệp cao đẳng thì cách tốt nhất cũng là phỏng vấn công ty Nhật và họ bảo lãnh sang đây.Tuy nhiên bằng cao đẳng thì khó hơn bằng đại học. Theo mình được biết hiện tại có trường đại học công nghiệp đưa cả các bạn tốt nghiệp cao đẳng sang Nhật dưới dạng kĩ thuật viên. Cũng có một số chỗ nhưng chi phí đội lên rất cao! Các bạn nên cân nhắc nếu sang đây tu nghiệp 3 năm thì muốn quay trở lại Nhật sẽ rất khó khăn phải mất thêm chừng 4.5 năm nữa.Các bạn cũng có thể đi tu nghiệp xong về VN học nên đại học và tìm cách sang đây cũng được. Còn vừa học xong cao đẳng ở VN mà sang đây du học tiếng nhật ngay lại mất thêm khoảng thời gian dài 4.5 năm học nữa để chuyển sang visa lao động. Khả năng bạn chuyển sang visa lao động khi học xong trường tiếng là rất thấp.
-Với các bạn tốt nghiệp phổ thông: Các bạn có thể sang đây theo con đường tu nghiệp 3 năm rồi về VN cũng được. Một số người mình quen chọn con đường tốt nghiệp lớp 12 xong sang đây du học trường tiếng ngay và cũng phải mất chừng 4.5 năm sau mới chuyển sang visa lao động, tuy con đường này vất vả nhưng sau khi chuyển sang visa lao động thì tự gia hạn được visa và ở Nhật bao lâu cũng được. 

Để kết thúc bài viết này mình xin cung cấp cho các bạn một số thông tin có tính chất tham khảo ( trên thực tế có thể khác một chút nhưng không đáng kế)! Chi phí du học sinh trường tiếng và trường senmon hay đại học và thực chất của việc vừa học vừa làm như quảng cáo của một số công ty du học:
1man khoảng 2.6 triệu VNđ, 1man=10.000 (Yên)円,1sen=1000 yên
1.Chi phí du học sinh trường tiếng hay senmom, đại học khoảng 65-80 man/1 năm. Học trường tiếng khoảng 1.5 năm. Trường senmon khoảng 3 năm và đại học là khoảng trên 4 năm.
2.Chi phí ở tiền nhà 1 tháng khoảng 3 man( Đây là giá trung bình)
3.Chi phí điện nước ga 1mam
4.CHi phí Internet+Điện thoại khoảng 8000 Yên
5.Chi phí ăn khoảng 3 man/tháng
6.Chi phí đi lại+ Tình phí+ Tiền linh tinh khác khoảng 5000 yên
Như vậy tính một tháng chi phí các bạn khoảng 8man3000 yên
thường thì khoảng 9 man chưa kể khoảng tiền đóng học vào đây!
Về khoản tiền làm thêm các bạn kiếm được! Về nguyên tắc nhé(CÒn thực tế các bạn thường xé rào) Các bạn làm được 28h/1tuần và 1h nếu bạn lương cao khoảng 1000 Yên
như vậy 1 Tuần bạn kiếm được khoảng 28X1000=28000 yên
1 tháng bạn kiếm được 28000X4=112000Yên
Và như vậy sẽ gần như là chỉ đủ ăn tiêu! nếu tính cả tiền học thì vừa hết! Tuy nhiên luật là 28 h nhưng các bạn có thể làm 2 hay 3 chỗ khác nhau! Và khi vừa học xong ở trường các bạn đi làm 2 ca thì thời gian ngủ sẽ rất ít!
Một điều nhỏ mong các bạn lưu ý là không phải sang đây ban đầu là có việc ngay đâu, có trường học hỗ trợ xin việc, có trường không hỗ trợ và khi sang ban đầu ngôn ngữ cũng là một rào cản khá lớn cho các bạn khi xin việc!
Chúc các bạn may mắn! Sớm tìm được con đường phù hợp với bản thân!


Các loại visa và thủ tục nhập cảnh Nhật Bản

Những thủ tục nhập cảnh vào Nhật
Từ ngày 20-11-2007, tất cả người nước ngoài, bao gồm cả những người đang cư trú tại Nhật phải được lấy dấu vân tay và chụp ảnh trước khi vào nước Nhật để phòng khủng bố. Bất cứ ai từ chối hợp tác sẽ ko được cấp phép nhập cảnh vào Nhật.
Một số trường hợp được đặc cách: Trẻ em dưới 16 tuổi và 1 vài nhóm đặc biệt như là các nhà ngoại giao, các cuộc viếng thăm cấp cao và các trường hợp viễn trú đặc biệt (Những người Hàn Quốc hoặc Đài Loan đã cư trú dài hạn tại Nhật nhưng mất quốc tịch Nhật sau chiến tranh).
Tất cả người nước ngoài đều sẽ phải có 1 loại visa khi nhập cảnh vào Nhật. Có khoảng hơn 20 loại visa vào Nhật, bao gồm “Visa tạm thời” cho các khách du lịch và các loại visa cho sinh viên, lao động và người thân của những người đang cư trú tại Nhật
Nếu bạn có quốc tịch của 1 trong hơn 50 quốc gia mà Nhật Bản cho phép miễn visa tạm thời thì bạn chỉ cần 1 passport hợp lệ đã có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức khách du lịch hoặc thương gia. Người có visa tạm thời sẽ được phép lưu trú tại Nhật lên đến 90 ngày.
Nếu bạn có quốc tịch Áo, Đức, Ireland, Liechtenstein, Mexico, Thụy sĩ hoặc Anh, bạn sẽ có khả năng kéo dài thời hạn ở lại cho đến 6 tháng. Tuy nhiên ban đầu bạn vẫn cần được chấp nhận nhâp cảnh vào Nhật trong 90 ngày, nhưng sau đó có thể nộp hồ sơ xin gia hạn tại cục xuất nhập cảnh tại Nhật.
Người có visa tạm thời không được phép tham gia kinh doanh, mua bán. Tuy nhiên vẫn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn tại các trường Nhật ngữ.
Tất cả các khách du lịch nước ngoài phải luôn mang hộ chiếu trong người.
Người nước ngoài muốn làm việc tại Nhật cần có 1 visa lao động từ đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Nhật nước sở tại để có thể nhập cảnh vào Nhật dưới dạng visa được phép lao động.
Có hơn 12 loại hình visa lao động, mỗi loại cho phép người sở hữu nó được phép làm việc trong các loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau, ví dụ như phóng viên, nghệ thuật, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật, giải trí, quản trị kinh doanh, dịch vụ quốc tế…etc
Nếu bạn đổi việc trong thời gian ở Nhật và công việc mới ko nằm trong lĩnh vực lao động được phép (Ví dụ như từ giáo dục chuyển sang kỹ thuât), bạn cần thay đổi loại visa.
Bằng đại học hoặc các chứng chỉ chuyên môn sẽ được yêu cầu khi nộp đơn xin visa lao động. Người muốn xin cấp visa lao động phải được 1 công ty tại Nhật chấp nhận hoặc là có 1 người bảo lãnh. Visa lao động thường được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
Người nước ngoài muốn học tại Nhật (Trừ trường hợp tham gia các kháo học tiếng ngắn hạn), cần có visa du học cấp tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản mới có thể nhập cảnh vào Nhật dưới hình thức lưu trú du học dài hạn.
Có nhiều loại visa du học nhật bản, phân biệt theo loại hình học tập ví dụ Dự bị đại học, đại học hoặc là các hình thức giao lưu văn hóa. Người muốn xin cấp visa du học cần được 1 trường ở Nhật chấp nhận và bằng chứng có đủ khả năng tài chính để chi trả các chi phí trong suốt thời gian học. Visa du học sẽ được cấp với kỳ hạn 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn.
Du học sinh không được phép tham gia các hoạt động kinh doanh, buôn bán trừ khi được phép của trường và văn phòng xuất nhập cảnh. Ngay cả khi đã có giấy phép, du học sinh cũng chi có thể làm việc với số giờ mỗi tuần bị giới hạn. (Khoảng 28h/tuần).
Người nước ngoài kết hôn với 1 người mang quốc tịch Nhật hoặc với người đã có visa vĩnh trú tại Nhật có thể lấy được visa vợ chồng, cho phép họ két hôn và buôn bán tại Nhật. Visa loại này được cấp theo kỳ hạn 1 hoặc 3 năm và có thể gia hạn.
Vợ (chồng) của người nước ngoài, những người đang sống tại Nhật với hình thức lưu trú được phép lao động, có thể nộp đơn để xin cho 1 visa người phụ thuộc. Visa người phụ thuộc được cấp với kỳ hạn từ 3 tháng đến 3 năm và có thể gia hạn.
Người phụ thuộc không được phép tham gia kinh doanh, buôn bán, trừ khi họ có giấy phép từ cục xuất nhập cảnh. Ngay cả khi có giấy phép thì người phụ thuộc cũng chỉ có thể làm việc với khoảng thời gian trong tuần bị giới hạn.
Đây là loại visa đặc biệt cấp cho công dân các nước Úc, Canada, Đan Mạch, Đức, Pháp, Ireland, Hàn Quốc, New Zealand và Anh trong độ tuổi từ 18 đến 20. Những người phải làm việc trong các ngày lễ.
Ở Nhật, hầu hết các vấn đề liên quan đến nhập cư như là gia hạn giấy phép lưu trú, thay đổi hình thức lưu trú hay là xin phép tái nhập cảnh sẽ được xử lý bởi Cục nhập cảnh có chi nhánh trên cả nước.
Tất cả người nước ngoài lưu trú ở Nhật hơn 90 ngày cần nộp đơn xin cấp thẻ ngoại kiều trong 90 ngày đầu tại Nhật. Đơn sẽ được xử lý tại văn phòng trực thuộc địa phương (Ví dụ như văn phòng thành phố). Thẻ ngoại kiều là giấy tờ quan trọng để có thể mở tài khoản ngân hàng, đăng ký điện thoại hay các hoạt động tương tự khác. Người nước ngoài cư trú tại Nhật sẽ phải luôn mang thẻ ngoại kiều bên người khi sống tại Nhật.
Hầu hết các loại visa cho phép bạn ở Nhật trong khoảng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm , 2 năm hoặc 3 năm. Nếu bạn muốn ở lại lâu hơn, bạn phải nộp đơn xin gia hạn tại cục nhập cảnh tại Nhật trước ngày mãn hạn visa.
Đơn sẽ được xử lý rất đơn giản, chỉ cần bạn vẫn đáp ứng và tuân thủ các điều kiện của visa. Sẽ mất từ vài ngày đến vài tuần để đơn được xử lý. Trong thời gian đó bạn sẽ vẫn được sống tại Nhật kể cả khi visa của bạn đáo hạn.

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi hình thức lưu trú (ví dụ từ khách du lịch sang giáo viên hoặc từ sinh viên qua kỹ sư) ở 1 cục nhập cảnh bất kỳ trên nước Nhật. Bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ tương tự như khi bạn nộp đơn xin visa ở đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản.
Người nước ngoài lưu trú muốn tạm thời ra khỏi nước Nhật cần xin giấy phép tái nhập cảnh, nếu không sẽ bị mất quyền lưu trú ngay khi ra khỏi Nhật. Giấy phép tái nhập cảnh cho cá nhân hay cho tập thể có thể xin được ở các văn phòng nhập cảnh (Và 1 vài sân bay trong trường hợp khẩn cấp).
Người nước ngoài lưu trú mà có nhân cách tốt và có đủ khả năng tài chính để sống tự lập tại Nhật có thể được cấp visa vĩnh trú nếu họ sống ở Nhật ít nhất là 10 năm liên tục (Trong trường hợp vợ hoặc chồng là người Nhật hoặc là người có nhiều đóng góp cho xã hội Nhật thì có thể ngắn hơn). Nếu có visa vĩnh trú bạn sẽ được ở Nhật vô thời hạn và được phép kinh doanh, buôn bán.
Người nước ngoài sống ở Nhật ít nhất 5 năm liên tục (Trong trường hợp kết hôn với người Nhật thì có thể ngắn hơn) có nhân cách tốt, ko vi phạm pháp luật và có đủ khả năng tài chính muốn bỏ quốc tịch hiện tại của mình sẽ được cấp quốc tịch Nhật Bản.



Lộ trình du học Nhật Bản


Nhằm giúp các bạn đang có mong muốn đi du học Nhật bản theo diện tự túc hình dung được bức tranh tổng thể thứ tự những việc phải làm để có thể được sang Nhật học tập, Jellyfish xin tổng kết và vẽ ra sơ đồ lộ trình du học Nhật Bản cho các bạn như bên dưới.
 


Kỳ thi tiếng Nhật Du học Nhật Bản - EJU

Kỳ thi Du học Nhật Bản du hoc nhat ban(EJU - Examination for Japanese University Admission for International Students) do Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) phối hợp với một số cơ quan nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản của những học sinh, sinh viên nước ngoài có nguyện vọng du học tự túc, bậc đại học ở Nhật Bản.
Có rất nhiều trường Đại học ở Nhật sử dụng kỳ thi này để tuyển sinh cũng như dùng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển các thí sinh (Có nghĩa là thí sinh sẽ ko phải đến Nhật để tham gia kỳ thi này mà có thể thi ở Việt Nam và gửi kết quả sang trường để được xét tuyển)
Tuy nhiên, du học sinh nên chú ý rằng. Kỳ thi này chỉ dành cho các bạn đã nắm vững tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Các bạn chưa từng học tiếng Nhật hoặc chưa trang bị đủ tiếng Nhật sẽ phải học thêm 1 số khóa học dự bị tại các trường và học viện tiếng Nhật trước khi đăng ký thi.

1. Thời gian:
Tổ chức 2 năm 1 lần , lần 1 vào tháng 6, lần thứ vào tháng 11.
2. Địa điểm:
· Tại 16 thành phố thuộc nước Nhật
· Tại nước ngoài : Ấn Độ (Newdelhi), Indonesia (Jarkarta, Surabaya), Hàn Quốc(Seoul, Busan), Singapore (Colombo), Thái Lan (Bangkok), Đài Loan (Đài Bắc), Philippin (Manila), Việt Nam (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh), Malaysia (Kuala Lampur), Myanmar (Yangon), Mông Cổ (Ulan Bator), Nga (Vlapostok).
· Tại Việt Nam: Kỳ thi Du học Nhật Bản thường được tổ chức tại Hà Nội (tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội) và Thành phố Hồ Chí Minh (tại Trung tâm Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản (VJCC-HCMC))
3. Môn thi:
Thí sinh chọn môn thi trong 4 môn dưới đây, tùy theo yêu cầu của trường mình chọn.
Tiếng Nhật - 120 phút : Đánh giá khả năng Nhật ngữ cơ bản đủ để theo học bậc Đại học ở Nhật
Khoa học tự nhiên-80 phút: Đánh giá trình độ các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa…) cơ bản đủ để học các môn tự nhiên trong trường Đại học ở Nhật
Môn tổng hợp- 80 phút: Đánh giá các kỹ năng tổng hợp (Lý luận, tư duy…) cơ bản đủ để theo học trong các trường Đại học ở Nhật
Toán học - 80 phút: Đánh giá trình độ Toán học đại cương đủ để tiếp thu kiến thức môn Toán trong các trường Đại học ở Nhật
4. Ngôn ngữ thi:
Tùy theo yêu cầu của trường, thí sinh có thể đăng ký thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, riêng môn tiếng Nhật bắt buộc phải thi bằng tiếng Nhật.
5. Lệ phí thi:
80.000 VND
6. Lộ trình thủ tục:
· Thời gian nộp đơn : (đợt 1) từ tháng 2 đến tháng 3, (đợt 2) tháng 7.
· Gửi giấy báo dự thi: tháng 5, tháng 10
· Thời gian thi: tháng 6, tháng 11
· Thông báo kết quả thi: tháng 7, tháng 12
7. Đăng ký học bổng
Trong Kỳ thi này còn có chế độ Học bổng Khuyến học (Gakushu Shoreihi) dành cho những thí sinh đạt điểm thi cao và học bổng sẽ được cấp sau khi thí sinh nhập học tại một trường đại học Nhật Bản. Khi nộp hồ sơ thí sinh phải khoanh tròn vào ô đăng ký học bổng này.
Trị giá học bổng cho hệ cao học: 73.000 JPY (~950 USD)
Trị giá học bổng cho hệ đại học, cao đẳng: 52.000 JPY (~680 USD)

8. Chứng chỉ:
Các bạn có thể yêu cầu để xin cấp “Chứng nhận kết quả thi EJU” sau khi nhận được báo cáo kết quả. Tuy nhiên yêu cầu này chỉ được chấp nhận cho các trường hợp đang sống ở Nhật.
Kết quả kỳ thi EJU có hiệu lực trong vòng 2 năm
9. Tham khảo thêm
Danh sách các trường đại học Nhật Bản sử dụng Kỳ thi Du học Nhật Bản để tuyển sinh du học sinh (Thí sinh phải đến Nhật để tham dự kỳ thi EJU) có thể tham thảo tại địa chỉ sau:
· Tiếng Nhật: http://www.jasso.go.jp/eju/use.html
· Tiếng Anh: http://www.jasso.go.jp/eju/use_e.html
Ngoài ra, có một số trường đại học sử dụng kết quả Kỳ thi Du học Nhật Bản làm căn cứ chủ yếu để xét tuyển. Có nghĩa là, thí sinh không phải dự thi kỳ thi nhập học của trường đó, chỉ cần thông báo cho trường kết quả Kỳ thi Du học Nhật Bản và kết quả học tập bậc phổ thông khi nộp hồ sơ. Trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả Kỳ thi du học Nhật Bản và kết quả học tập bậc phổ thông để xét tuyển rồi cấp Giấy phép nhập học cho thí sinh được tuyển chọn. Vì vậy, thí sinh không cần phải sang Nhật dự thi mà chỉ cần đăng ký và dự thi Kỳ thi Du học Nhật Bản được tổ chức ở nước mình, rồi nộp hồ sơ cho trường đại học. Danh sách các trường đại học Nhật Bản sử dụng kết quả Kỳ thi Du học Nhật Bản để xét tuyển và cấp Giấy phép nhập học cho du học sinh khi du học sinh vẫn còn đang ở nước ngoài như thế này có thể tham khảo ở địa chỉ sau:
· Tiếng Nhật : http://www.jasso.go.jp/eju/baij.html
· Tiếng Anh: http://www.jasso.go.jp/eju/baij_e.html

Trong các danh sách này có ghi chi tiết môn thi và ngôn ngữ làm bài mà mỗi trường đại học yêu cầu.



Tiêu chuẩn tuyển sinh và giấy tờ cần thiết khi đi du học

 Tiêu chuẩn tuyển sinh du học nhật bản - du hoc nhat ban

Chương trình du học Nhật Bản là “chương trình vừa học vừa làm”, phù hợp với tất cả học sinh, sinh viên Việt Nam không phân biệt gia cảnh, chỉ cần các bạn có quyết tâm và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Dưới đây là tiêu chuẩn tuyển sinh những giấy tờ cần thiết khi bạn có ý định đi du học.
TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH VÀ GIẤY TỜ CẦN THIẾT

1. Tiêu chuẩn tuyển sinh.
Yêu cầu bắt buộc.
  • Đã tốt nghiệp THPT (Có bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ tốt nghiệp tạm thời).
  • Dưới 28 tuổi
  • Chưa bị tiền án tiền sự, và không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Đối tượng ưu tiên.
  •  Sinh viên đang theo học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp.
  •  Sinh viên vừa tốt nghiệp THPT, trường nghề.
  •  Những người đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước.
  • Những người đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và đi làm được 3 năm trở lại.
2. Giấy tờ cần thiết.
Giấy tờ liên quan đến người có nguyện vọng đi du học.
  • Giấy khai sinh.
  • Chứng minh thư nhân dân (Bản sao công chứng).
  • Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng).
  • Bản gốc bằng tốt nghiệp cao nhất. Với những sinh viên sắp tốt nghiệp chưa nhận được bằng thì cần chuẩn bị giấy chứng nhận sắp tốt nghiệp.
  • Bàng điểm (học bạ) (Bản sao công chứng).
  • Giấy chứng nhận học tiếng Nhật.
  • Giấy xác nhận nghề nghiệp (dành cho những người đi làm, nếu là sinh viên ĐH, CĐ chưa tốt nghiệp thì cần giấy xác nhận đã học tại trường, bảng điểm).
  • Hộ chiếu (Khi chuẩn bị đi).
  • 10 ảnh thẻ (3x4).
Trường hợp là Tu nghiệp sinh thì cần thêm bản CV và chứng chỉ hoàn thành chương trình tu nghiệp sinh.
Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh.
  • Sổ ngân hàng
  • Giấy chứng nhận số dư tài khoản.
  • Giấy chứng nhận tại cơ quan làm việc và thu nhập trong 3 năm gần nhất.
  • Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)

Giới thiệu về chương trình du học Nhật Bản



GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI NHẬT BẢN.

1. Học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ.
Chương trình học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ kéo dài từ 1 năm 3 tháng đến 2 năm tùy vào từng thời điểm nhập học.
  • Nhập học tháng 1: Khóa học 1 năm 3 tháng.
  • Nhập học tháng 4: Khóa học 2 năm.
  • Nhập học tháng 7: Khóa học 1 năm 9 tháng.
  • Nhập học tháng 10: 1 năm 6 tháng.
Nội dung học : Trong suốt khóa học, Du học sinh tham gia các chương trình học, hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Nhật, nhăm nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân, phục vụ cho mục đích học tiếp lên các loại hình giáo dục cao hơn hoặc làm việc trong các công ty của Nhật.
Chương trình học tại trường Nhật ngữ phong phú đa dạng, phù hợp với khả năng, đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, mục đích học tập của du học sinh.
Khóa học luyện thi EJU giúp các bạn du học sinh thi đỗ vào các trường đại học hàng đầu.
Khóa học luyện thi cao học giúp các bạn du học sinh trau dồi, nâng cao năng lực tư duy logic, năng lực tiếng Nhật phục vụ cho mục đích nghiên cứu các lý luận - ứng dụng chuyên sâu để học lên cao học.
Khóa học về thương mại giúp các bạn du học sinh nắm chắc các kĩ năng cơ bản để làm việc ở công ty Nhật.
2. Chương trình học lên cao.
Sau khi hoàn thành khóa học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ, Du học sinh có thể lựa chọn học lên các loại hình giáo dục cao hơn như Đại học, Cao học, Trường chuyên môn, Đại học ngăn hạn.
  • Đại học: Thời gian học thường là 4 năm.
  • Cao học: Thời gian học là 3 năm. 
  • Đại học ngăn hạn: Thời gian học là 2 năm.
  • Chuyên môn: Thời gian học là 2 – 3 năm.
Như vậy, tổng thời gian học sẽ bằng số thời gian học tại trường tiếng Nhật cộng với thời gian học tại trường tương ứng.



Tìm hiểu các cơ cở dạy tiếng Nhật tại Nhật Bản


Khi bắt đầu tìm hiểu về du học Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ phân vân rằng ngôn ngữ chính sử dụng khi theo học tại các trường là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về các cơ sở  dạy tiếng Nhật tại Nhật Bản, các bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây:
Hỏi: Có bắt buộc phải học tiếng Nhật để vào học các trường tại Nhật Bản không?
Trả lời: Về cơ bản,  tại các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Nhật Bản, tất cả các khoa đều dạy bằng tiếng Nhật. Để theo học được các chương trình của nhà trường, sinh viên nước ngoài cần phải có năng  lực  tiếng Nhật  tương đương với  trình độ  tiếng Nhật N1 hay N2, khoảng 600 đến  trên 900  tiết. Học  tiếng Nhật  tại đất nước của bạn để đạt được đến trình độ như thế này thì phải mất vài năm, tùy theo lực học của từng người mà thời gian học có thể ngắn đi. Nếu tập trung học tại Nhật thì cũng phải mất 1 đến 2 năm.
tìm hiểu các trường nhật ngữ tại nhật bản - du hoc nhat banNếu chỉ học tiếng Nhật thôi, thoáng qua bạn cho rằng tốn thời gian vô ích, nhưng bạn có thể thấy nhiều điểm lợi? Nếu bạn sử dụng tiếng Nhật một cách thành thạo chắc chắn bạn sẽ biết được nhiều  thông  tin và các kiến  thức bổ  ích khác. Khi giao  tiếp với người Nhật, tìm việc trong tương lai, kĩ năng này đã cho bạn thấy được một thế giới bao la. Trong thời đại hiện nay, sử dụng được tiếng Anh là một điều tất yếu, nhưng nếu bạn sử dụng được một ngôn ngữ khác nữa thì giá trị của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
Các cơ sở học tiếng Nhật được phân loại theo nguời sáng lập, mục đích và điều kiện nhập học, Tư cách cư trú, số trường, số học sinh theo bảng dưới đây:

  (1)Cơ sở giảng dạy tiếng Nhật
(2)Khoa đặc biệt dành cho du học sinh các trường tư
※3
(3)Cao đẳng, đại học,  cao học, khoa liên quan   đến tiếng Nhật
Người sáng lập
Trường  có pháp nhân (trường chuyên nghiệp, các loại
trường), pháp nhân dân pháp, công  ty cổ phần, đoàn
thể trách nhiệm, cá nhân,
Đại học tư, cao đẳng
Đại học quốc lập
công lập, tư
Mục đích
① Học tiếng Nhật
② Học tiếng nhật
để học lên tiếp
② Học tiếng nhật
để học lên tiếp
③ Học lấy học vị
Tư cách vào học
A. Dành cho những nguời đã học xong 12 năm phổ thông
B. Dành cho những nguời chưa hoàn
thành hết 12 năm phổ thông
"Quá trình dự bị để vào đại học"
※1
A. Dành cho những người đã hoàn thành xong 12 năm học phổ thông
C. Tuỳ theo cấp độ
nhập học
Số lượng
449
※2(trong đó 19 trường được chỉ định làm trường dự bị )
67
Khoảng 250
Thời gian
khóa học
1 năm, 1 năm 3 tháng, 1 năm rưỡi,
1 năm 9 tháng, 2 năm,
1 năm ~2 năm
2 năm ~ 5 năm
Tư cách cư trú
Du học
Du học
Du học
Số học sinh
theo học
43,669
Khoảng 5.000
Đa số
※1  Quá trình dự bị theo chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học Nhật http:// www.mext.go.jp/a_menu/koutou/shikaku/07111314/001.htm
※2  Số các trường được công nhận của Hiệp hội chấn hưng giáo dục tiếng Nhật - Tài đoàn pháp nhân http://www.nissinkyo.org/
※3   Khoa đặc biệt dành cho du học sinh tại các trường đại hoc tư: khoa đặc biệt dành cho du học sinh cũng có lúc gọi là khoa đặc biệt tiếng Nhật, được thành lập ở các đại học tư, cao đẳng. Tại đây bạn sẽ được học tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản, tình hình Nhật Bản và các môn học cơ bản để thi vào các truờng đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp. Trong truờng hợp các bạn muốn thi vào các trường đại học mà các bạn đang học hoặc các trường đại học khác, các bạn có thể học theo chế độ tiến cử của trường. Bạn sẽ có lợi thế được sử dụng các thiết bị và dịch vụ của trường.
Trình tự nộp hồ sơ
Tháng 4 ~ tháng 9 / Tháng 10 ~ tháng 2         Làm đơn, chuẩn bị giấy tờ liên quan, gửi bưu điện
Tháng 9 ~tháng 11 / Tháng 2~tháng 4            Thời gian nộp hồ sơ
Tháng 1 ~tháng 3 / Tháng 7~tháng 9              Thủ tục xin visa, thủ tục nhập học
Tháng 4 / tháng 10                                           Khai giảng khoá 1-2 năm/ khoá 1,5 năm
Hãy làm công tác chuẩn bị ít nhất từ 6 tháng - 9 tháng trước thì mới dư thời gian

 Tuyển chọn vào học
Việc tuyển chọn hầu hết phải xem xét hồ sơ, có những trường yêu cầu phải phỏng vấn bản thân người dự tuyển, người bảo lãnh, người liên lạc.

Các giấy tờ cần thiết khi dự tuyển
   ①  Đơn xin học
 ②  Bảng chứng nhận thành tích học tập (bảng điểm)
 ③  Bằng tốt nghiệp
 ④  Giấy tiến cử
 ⑤  Giấy chứng nhận năng lực tài chính
 ⑥  Giấy khám sức khỏe
 ⑦  Lệ  phí (khoảng 30,000 yên)
 ⑧  Giấy tờ liên quan tới người bảo lãnh
   ⑨ Phỏng vấn người dự tuyển 
   ⑩ Phỏng vấn người bảo lãnh  
   ⑪ Thi tại trường
 ※⑧〜⑪  tuỳ theo tình hình

Tuỳ theo từng trường mà các loại giấy tờ có thể khác nhau, tốt nhất bạn nên trực tiếp trao đổi. Nếu được tuyển chọn, trường sẽ thay mặt bạn làm thủ tục xin Visa.
Các trang web có thể tra cứu
Cơ quan giáo dục tiếng Nhật (Hiệp hội chấn hưng giáo dục tiếng Nhật)

http://www.nisshinkyo.org/

 Danh sách các khoa đặc biệt của các trường đại học, cao đẳng tư

http://www.jasso.go.jp/study_j/documents/bekka.pdf

Danh sách các trường dự bị được Bộ giáo dục khoa học, kỹ thuật chỉ định (Bộ giáo dục)
http://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/shikaku/07111314/001.htm



Theo JASSO JAPAN

Làm thế nào để chọn được trường phù hợp với mình?

Hãy từ bỏ ngay ý định không chịu tìm hiểu kỹ về trường mình lựa chọn, “Học ở đâu cũng được, cứ vào đã”, hoặc "sang bên đó. Có nhiều trường hợp “vào học rồi mới nhận thấy trường này không tốt, những gì mình muốn học thì không được học. Giá như mình tìm hiểu kỹ hơn về các trường thì đâu đến nỗi này”...Nếu có ý định đi du học Nhật Bản, các bạn hãy suy nghĩ thật cẩn trọng trước khi chọn một trường phù hợp với mình nhé.
Lựa chọn trường phù hợp - du hoc nhat banBan đầu, bạn hãy chọn cho mình một trường Nhật ngữ để trang bị vốn tiếng Nhật thật tốt trong khoảng gần 2 năm trước khi học lên cao hơn.
Có vô vàn trường Nhật ngữ, vậy chúng ta nên chọn theo tiêu chí nào? Làm sao để đánh giá chất lượng của trường? Hiền Quang sẽ không thể đánh giá trường thay cho bạn, vì quả thực tiêu chuẩn đánh giá của mỗi người rất khác nhau. Bạn cũng không thể xem nhiều trường rồi chọn, vì nó sẽ giống như một ma trận mà tất cả các trường đều gần giống nhau. Vậy, bạn nên bắt đầu từ đâu? Sau đây là một vài gợi ý của Hiền Quang.
Các tiêu chí gợi ý khi tìm trường tiếng Nhật
Trường nằm ở đâu? Thành phố lớn, thành phố nhỏ, hay nông thôn?
Không phải ai cũng thích sống ở thành phố lớn và không phải ai cũng thích sống ở nông thôn. Người thì thích sự ồn ào náo nhiệt và các trung tâm vui chơi, mua sắm còn người lại thích thiên nhiên. Đó là lý do mà bạn phải lựa chọn trường nằm ở một nơi thích hợp mà bạn có thể sống thoải mái được. Nếu bạn muốn sống ở thành phố lớn, bạn nên chọn những quận trung tâm của Tokyo (Tokyo có 23 quận), thành phố Chiba hay thành phố Urayasu (tỉnh Chiba), thành phố Kawasaki (tỉnh Kanagawa).... Chiba hay Kanagawa đều là các tỉnh nằm sát Tokyo nhưng bạn nên nhớ là chỉ một số thành phố là gần Tokyo mà thôi. Bạn cũng cần cân nhắc về khả năng kiếm việc làm thêm và chi phí sinh hoạt. Nhìn chung, nơi nào càng sầm uất thì càng có nhiều việc làm thêm, nhưng chi phí sinh hoạt cũng thường cao. Ngoài ra, bạn có thể sa đà vào mua sắm, vui chơi giải trí,... nên bạn cũng cần phải cân nhắc.
Nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka thì việc gặp bạn bè người Việt sẽ dễ dàng hơn là các thành phố nhỏ hay nông thôn. Nếu bạn thích tụ tập thì bạn nên sống ở thành phố lớn. Nhưng cũng nên ghi nhớ là ở nông thôn con người chân thật và vui tươi hơn, còn ở thành phố lớn thì con người thường vội vã và ít để tâm hơn.
Cộng đồng người Việt
Nếu bạn là người thích kết nối với người khác, thì Tokyo hay Osaka có vẻ là lựa chọn tốt vì cộng đồng người Việt ở đây đông hơn là các nơi khác. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thiên nhiên, thích yên tĩnh và ghét sự ồn ào náo nhiệt thì bạn có thể tới các thành phố nhỏ hơn.
Học phí, chi phí sinh hoạt, công việc làm thêm
Các thành phố nhỏ và vùng nông thôn thường có chi phí sinh hoạt rẻ hơn các thành phố lớn. Ngoài ra, những nơi đó cũng ít nơi vui chơi hơn nên nhiều khả năng là bạn sẽ sống "lành mạnh" hơn.
Nếu bạn muốn đi làm thêm thật nhiều thì hãy tìm nơi nào đó đông đúc và kinh tế phát triển.
Còn về học phí thì bạn hãy vào trang web các trường để xem. Thông thường, bạn phải trả học phí và tiền ký túc xá, nên trường ở xa thì tiền ký túc xá cũng thường rẻ hơn. Ví dụ, trường Nhật ngữ ở Chiba thì thường có tiền ký túc xá rẻ hơn trường ở trong Tokyo.
Học sinh các nước
Bạn nên quan tâm đến môi trường học tập của mình, ví dụ học sinh các nước có tỷ lệ bao nhiêu. Ví dụ bạn thích tư tưởng tự do của Âu Mỹ thì bạn nên tìm có học sinh từ Châu Âu hay Mỹ. Nếu bạn thích văn hóa Hàn Quốc thì bạn nên chọn trường có học sinh Hàn Quốc. Tất cả các thông tin về học sinh các năm trước thường có trên website các trường Nhật ngữ nên bạn nên lên đó tìm kiếm.
Có học sinh Việt Nam không?
Đây có thể là một lựa chọn bạn nên xem xét, vì dù sao có người Việt Nam khóa trước hay đang học trong trường thì bạn sẽ dễ dàng được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hơn, và cũng đỡ bỡ ngỡ ban đầu. Bạn cần chú ý là không phải trường nào cũng chỉ dạy tiếng Nhật mà có trường còn dạy nghề. Do đó, bạn nên tìm cả các khoa dạy nghề xem có học sinh Việt Nam không.
Chất lượng dạy tiếng Nhật của trường có quan trọng không?
Theo kinh nghiệm của các bạn khóa trước thì chương trình học và chất lượng giáo viên của các trường không chênh lệnh nhau nhiều và năng lực tiếng Nhật của bạn phụ thuộc vào nỗ lực của bạn cũng như các giao tiếp trong cuộc sống. Việc học trong trường là việc quan trọng chủ yếu để giúp bạn tiếp xúc thường xuyên với tiếng Nhật hàng ngày chứ không phải là thứ quyết định chủ yếu quá trình học tiếng của bạn. Thực tế thì các bạn đi du học tự túc học các giao tiếp và phản xạ tiếng Nhật chủ yếu khi đi làm thêm và trong các tình huống trong cuộc sống.
Bạn nên suy nghĩ là giáo viên là người hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho bạn, còn việc học là bạn phải tự nỗ lực cá nhân. Việc đánh giá chất lượng các trường nhìn chung là không dễ dàng và phụ thuộc và cách nhìn của mỗi cá nhân. Bạn có thể tham khảo trang web của các trường và phán đoán dựa trên số lượng học sinh các năm chẳng hạn (đây là kiểu "nhìn mặt mà bắt hình dong"). Tất nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về trường bằng cách tìm kiếm tên trường trên Google xem mọi người đánh giá thế nào, hay hỏi cộng đồng du học sinh xem ai học trường này chưa, v.v...
Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ chọn trường thế nào? Tôi sẽ lựa chọn dựa theo không khí của trường, ví dụ trường có nhiều học sinh quốc tế không, nằm ở vùng nào, giáo viên có thân thiện không (một số trường có mục giới thiệu giáo viên), v.v...
Các bạn cũng có thể tìm trường qua trang web của Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ (日本語教育振興協会): http://www.nisshinkyo.org/
 JELLYFISH EDUCATION chúc các bạn chọn được trường Nhật ngữ phù hợp với mình và thực hiện được giấc mơ du học Nhật Bản của mình!

Tìm hiểu thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản

 Một trong những thông tin các bạn du học sinh quan tâm khi chọn học tập tại đất nước mặt trời mọc đó là THỦ TỤC NHẬP CẢNH. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn thủ tục nhập cảnh vào Nhật.
Những điều cần thiết:
    •  Giấy báo nhập học tại trường Nhật ngữ, trường cao dẳng, đại học...
    • Hộ chiếu
    • Xin visa du học Nhật Bản ở đại sứ quán hay lãnh sự quán tại Việt Nam
    • Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật

Bạn có tư cách cư trú gì?

Trường học Tư cách cư trú Thời gian cư trú
 Đại học
       du học 2 năm 3 tháng
2 năm
1 năm 3 tháng
1 năm
6 tháng
     

Cao đẳng 
Trường kỹ thuật 
Trường dạy nghề 
Khoa lưu học sinh
tại trường ĐH, CĐ tư 
Trao đổi sinh viên
(trong vòng 1 năm)
1 năm 3 tháng
hoặc 1 năm
hoặc 6 tháng 
Các trường Nhật ngữ
(trừ các trường dạy nghề) 
Có hai cách xin Visa:
(1) Xin Visa khi chưa nhận được "Giấy chứng nhận tư cách cư trú"
Những người có nguyện vọng du học Nhật Bản xin làm thủ tục xin Visa tại đại sứ quán hay lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài. Cách làm này mất nhiều thời gian vì hồ sơ xin Visa phải gửi đi gửi lại giữa hai nước cũng như trong nước Nhật.
(2) Xin Visa khi có "Giấy chứng nhận tư cách cư trú"
Người có nguyện vọng du học Nhật Bản có người đại diện thì có thể được Cục quản lý nhập cảnh Nhật Bản cấp “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”, tiếp đến xin Visa. So với cách trên thì cách này nhanh hơn rất nhiều.
◇Hạn chế đồ vật mang vào Nhật Bản
Theo luật pháp của Nhật những thứ sau đây không được mang vào Nhật. Truờng hợp vi phạm sẽ bị xử phạt nặng:
Các đồ cấm tuyệt đối
● Thuốc phiện, heroin, thuốc gây nghiện, MDMA vv...
● Các loại súng như súng ngắn vv..
● Các đồ giả như tiền giả, card giả vv..
● Các tạp chí, đĩa DVD mang tính kích động
● Các vật phẩm vi phạm văn hóa, các đồ giả cổ vv..
● Chất nổ như mìn vv..
Các đồ hạn chế
● Súng săn, dao các loại
● Các động vật và các chế phẩm theo hiệp định
Washington
● Động vật sống, thịt, hoa quả cần qua kiểm dịch
trước
● Thuốc uống, đồ mỹ phẩm (hạn chế số lượng)
du hoc nhat ban du hoc nhat
du hoc nhat
du học nhat
Nếu bạn sang Nhật để dự thi thì cần giấy báo dự thi của trường, bạn mang giấy đó đến đại sứ quán hay lãnh sự quán để xin Visa “cư trú ngắn hạn”. Thời gian cư trú là 15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày, trong khoảng thời gian này hoàn tất thủ tục nhập học với trường. Bạn có thể làm thủ tục đề nghị đổi Visa và được cấp lại giấy chứng nhận tư cách cư trú mới phù hợp.
Bảo lãnh nhập cảnh
Năm 1996 đã bỏ điều luật quy định nhập cảnh phải có người bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu du học sinh không đủ khả năng trang trải toàn bộ chi phí, vẫn cần người đứng ra tài trợ trong thời gian du học. Du học sinh cần có người bảo lãnh.

Đăng ký ngoại kiều
Người nước ngoài có ý định cư trú tại Nhật trên 90 ngày, thì trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật phải xin cấp thẻ đăng kí ngoại kiều.
⇒ Thủ tục đăng kí
Điền vào tờ “ Xin cấp thẻ đăng kí ngoại kiều”, nộp kèm theo hộ chiếu và 2 ảnh cho chính quyền địa phương nơi mình cư trú. Về nguyên tắc người đó phải đích thân đi nộp.
⇒ Mang thẻ theo người, nghĩa vụ nộp lại
Đúng ngày hẹn phải đến nhận “Thẻ đăng ký ngoại kiều”. Sau khi bạn làm đơn xin cấp thẻ đăng kí ngoại kiều, bạn phải đến nhận thẻ theo thời hạn quy định trong thông báo. Bạn phải luôn mang thẻ theo người và phải xuất trình thẻ khi được cảnh sát, cán bộ cửa khẩu v.v... yêu cầu. Trừ trường hợp được phép tái nhập cảnh, khi rời Nhật Bản bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ cho cán bộ cửa khẩu tại sân bay.
Cho phép các hoạt động ngoài tư cách
 Đi ”du học” là để học tập tại các trường của Nhật Bản, nên không chấp nhận đi làm thêm. Muốn đi làm thêm, du học sinh phải được Cục quản lý nhập cảnh cấp “Giấy chứng nhận tư cách làm thêm”. Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cao học,trường dạy nghề đang tìm việc, có tư cách cư trú "hoạt động đặc biệt” cũng phải xin giấy chứng nhận làm thêm.
Thủ tục về nước tạm thời
Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản muốn về nước tạm thời hoặc đi ra nước ngoài một thời gian sau đó quay lại Nhật với tư cách cư trú hiện có, phải xin giấy phép tái nhập cảnh tại Cục nhập cảnh địa phương trước khi rời Nhật Bản. Chú ý, nếu như không xin giấy phép trước khi rời Nhật Bản, bạn sẽ không thể xin lại Visa ở nước ngoài.
Gia hạn thời gian cư trú
Muốn lưu lại Nhật Bản quá thời gian cho phép khi nhập cảnh, phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương đang cư trú (thông thường Cục nhập cảnh nhận đơn gia hạn trước 3 tháng). Nếu cư trú bất hợp pháp, sẽ bị phạt hoặc trục xuất về nước.
Thay đổi tư cách cư trú
Nếu muốn tham gia hoạt động khác ngoài quy định cho phép, phải được Cục quản lý nhập cảnh tại địa phương chuyển đổi sang tư cách cư trú khác.
Nếu không được phép mà cứ tiến hành tham gia hoạt động khác ngoài tư cách cư trú được phép sẽ bị phạt và trục xuất về nước.
Huỷ bỏ tư cách cư trú
Từ ngày 2 tháng 12 năm 2004, có chế độ huỷ bỏ tư cách cư trú. Người làm thủ tục xin Visa khai man lý lịch cá nhân hoặc nộp giấy tờ giả mạo thì sẽ bị huỷ bỏ tư cách cư trú.
Sau khi được cấp tư cách cư trú, trong vòng 3 tháng mà không vào Nhật, thì tư cách cư trú sẽ bị huỷ bỏ (trừ những trường hợp có lý do chính đáng).
Mời người thân sang Nhật
Du học sinh có Visa “Du học” có thể mời vợ, chồng, người thân sang Nhật với Visa “ Đoàn tụ gia đình”. Thời gian cư trú là 2 năm 3 tháng, 2 năm, 1 năm 3 tháng, 1 năm hoặc 6 tháng. Nếu đã có gia đình thì tốt nhất nên làm giấy mời sau khi đã quen với cuộc sống tại Nhật Bản, và chuẩn bị tốt về mặt kinh tế.

Theo JASSO JP


Du Học Sinh Làm Thêm Tại Nhật Bản

Đối với sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài thì việc làm thêm dường như đã trở thành một điều tất yếu.
Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc ngày càng được các bạn lựa chọn làm điểm đến để học tập. Đi làm không chỉ giúp sinh viên trang trải cuộc sống trong thời gian học tập, mà còn là cơ hội, điều kiện để tiếp xúc thực tế với đời sống của người dân nơi đây.

Ở một số nước, khi đi du học chính phủ nước sở tại thường cấm không cho du học sinh đi làm thêm, điều này là vô cùng hạn chế. Nhưng khi du học Nhật Bản chính phủ Nhật sẽ tạo mọi điều kiện để bạn có thể đi làm theo đúng quy định và trường nơi bạn theo học sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cấp giấy phép và tạo điều kiện cho bạn đi làm thêm.
Cho dù du học sinh sang Nhật dưới hình thức nào: tự túc hay được học bổng chính phủ thì sau khi ổn định tình hình khoảng 1, 2 tháng, sinh viên sẽ bắt tay vào tìm kiếm việc làm thêm ngay, bởi lý do đơn giản là chi phí sinh hoạt tại Nhật vô cùng đắt đỏ. Chi phí ăn, ở tối thiểu cũng phải 4 man yên một tháng nên tùy vào khả năng của từng người mà có bạn làm thêm 1 việc, có bạn lại làm đến 2, 3 việc cùng một lúc. Cho dù việc đi làm quá 4h/ngày là trái với quy định của chính phủ Nhật Bản.
Việc đi làm thêm ở Nhật khá hấp dẫn, bạn có thể tìm cho mình một công việc như bán hàng trong siêu thị, phục vụ quán ăn, cà phê, phát báo, làm trong các xí nghiệp rau quả và cơm hộp… Lương làm thêm ở Nhật được tính theo giờ, trung bình 650 – 900 Yên/giờ ở khu vực Fukuoka hoặc 750 – 1000 Yên/giờ ở khu vực Kobe, Nagoya và 800 – 1200 Yên/1 giờ ở Tokyo. Bạn có thể làm 4h/ngày nhưng không được quá 28h/tuần. Đây là quy định ở Nhật, vì họ sợ rằng nếu sinh viên làm thêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học. Và đây cũng là một trong những điểm ràng buộc đối với các sinh viên coi việc đi làm thêm quan trọng hơn việc học.
Giá cả và mức lương phụ thuộc vào khoảng cách gần hay xa của nơi học và làm việc so với trung tâm các thành phố lớn. Dù mức sống ở Nhật khá đắt đỏ, nhưng nếu chịu khó đi làm thêm và tích góp thì ngoài việc tự trả học phí, tiền sinh hoạt thì các sinh viên sau một thời gian sang Nhật và có khả năng tiếng tốt còn có thể dành dụm gửi tiền về nhà.

Nhiều bạn vừa đi học vừa đi làm sau khi trừ ra toàn bộ tiền sinh hoạt và học phí, mỗi tháng còn dành dụm được khoảng 20 triệu đồng. Lương ở Nhật khá cao, nhưng bạn phải làm việc nghiêm túc và thực sự chăm chỉ, người Nhật đánh giá cao điều đó. Giỏi tiếng Nhật và thái độ cầu thị là một lợi thế để xin việc với mức lương cao !
Công Minh – một sinh viên đã sang Nhật được 16 tháng cho biết: “Việc làm thêm ở đây khá đa dạng, tùy thuộc vào năng lực tiếng của bạn mà có những mức lương khác nhau. Nếu bạn giỏi tiếng thì xin việc làm sẽ dễ dàng hơn, bạn có thể kiếm trên 1000 Yên/giờ. Còn nếu bạn có khả năng giao tiếp như người bản xứ, thì bạn có thể làm phiên dịch tại các công ty, hội nghị… với mức khoảng 2500 yên/giờ. Vậy nên, nếu muốn tìm cho mình một công việc lương cao thì yếu tố năng lực tiếng Nhật là vô cùng quan trọng. Trung bình 1 tháng thì bạn có thể làm trên 2.000$”.
Một kinh nghiệm được bật mí nữa là người Nhật rất trọng chữ tín. Vì thế bạn sẽ có lợi khi được người quen giới thiệu. Mới đi làm ban đầu, bạn nên chăm chỉ đi làm vào các ngày cuối tuần. Bình thường cuối tuần, bạn có thể làm nhiều hơn và lương cũng nhỉnh hơn. Vào các dịp Lễ, Tết, các bạn sinh viên thường ở lại mà không về Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn, lương vào các ngày Lễ cũng tăng gấp 2, 3 lần so với bình thường. Một số du học sinh tại Nhật chia sẻ rằng, sau kỳ nghỉ, nếu làm việc thật chăm chỉ và biết tiết kiệm, có khi sẽ kiếm được gần 80 triệu VNĐ một tháng. Đây quả là một số tiền không nhỏ với sinh viên.